Hăm tã ở trẻ nhỏ rất hay gặp phải nếu mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách hoặc sử dụng các loại tã bỉm kém chất lượng. Vậy trước khi đi vào các phương pháp trị hăm cho trẻ an toàn từ thiên nhiên, các mẹ hãy cùng Babies Organic tìm hiểu lý do dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh nhé!
- Do da bé nhạy cảm.
- Dị ứng với thực phẩm và chế phẩm bôi ngoài da.
- Tã quá chật, dày, không khô thoáng.
- Kích ứng bởi phân và nước tiểu.
Trị hăm cho trẻ bằng phương pháp thiên nhiên
Hăm tã ở trẻ hoàn toàn có thể chữa trị triệt để bằng phương pháp không dùng thuốc, an toàn và lành tính tuyệt đối với làn da con. Sau đây là một số phương pháp trị hăm tã từ những thành phần tự nhiên mẹ có thể thực hiện tại nhà.
1. Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa:
Trị hăm tã hiệu quả bằng dầu dừa.
Dầu dừa chứa axit lauric, acid béo có công dụng kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn gây hăm. Đồng thời, dầu dừa cũng giàu vitamin E, K giúp dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ.
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa:
- Bước 1: Chuẩn bị:
- 1 khăn mềm, sạch
- 5ml dầu dừa (có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo diện tích vùng hăm tã của bé)
- Nước ấm (nhiệt độ lý tưởng là 35 – 38°C)
- Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm (35 – 38°C)
- Bước 3: Dùng khăn sạch lau khô tay mẹ và vùng da hăm tã của bé
- Bước 4: Thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da hăm.
Lưu ý:
- Sử dụng 2 lần/ngày
- Rửa tay sạch sẽ trước khi trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa
- Sử dụng dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.
2. Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng khổ qua (mướp đắng):
Khổ qua có công dụng tuyệt vời trong việc trị hăm tã ở trẻ.
Quả mướp đắng chứa nhiều glucozit, vitamin B, C, betaine, protein… làm sạch, sát khuẩn vùng da tổn thương do hăm tã, ổn định nhanh chóng tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.
Cách trị hăm tã bằng khổ qua:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 2-3 quả mướp đắng còn non
- Nước sạch
- Khăn mềm
- Bước 2: Ngâm quả mướp đắng với nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch, bỏ hạt, thái lát.
- Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun tiếp khoảng 10 phút. Để nguội khoảng (35 – 38°C) thì chắt lấy nước, bỏ bã.
- Bước 4: Dùng nước mướp đắng rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da hăm cho bé, sau đó thấm khô lại bằng khăn mềm (không tráng lại bằng nước thường).
Lưu ý:
- Thực hiện 1 lần/ngày
- Không sử dụng cách này khi vùng hăm của bé có dấu hiệu: sưng tấy, mụn mủ, trầy xước vì có thể gây sót và khiến tình trạng của bé nặng hơn.
3. Trị bé hăm tã bằng sữa mẹ:
Sử dụng chính sữa mẹ để trị hăm tã cho bé.
Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể thụ động giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, bảo vệ da, chống lại các tác nhân gây hăm da. Bên cạnh đó, vitamin, khoáng chất trong sữa mẹ còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo và cải thiện vùng da hăm tã.
Cách trị hăm tã bằng sữa mẹ:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 10ml sữa mẹ
- Nước sạch
- Bước 2: Rửa sạch vùng da bị hăm tã của trẻ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô.
- Bước 3: Nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm rồi thoa đều, massage nhẹ nhàng cho bé trong khoảng 3 – 5 phút.
- Bước 4: Để khô tự nhiên sau đó mặc tã mới cho bé.
Lưu ý:
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày sau khi thay tã.
- Sử dụng phần sữa đầu (sữa trong), không dùng sữa cuối (sữa màu trắng đục) vì phần sữa này chứa nhiều chất béo dễ làm bít tắc lỗ chân lông.
4. Trị hăm tã hiệu quả bằng lá trà xanh:
Đun lá trà xanh để trị hăm tã cho bé.
Nước lá trà xanh chứa các thành phần như tanin, polyphenol… có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp làm sạch và phục hồi những tổn thương tại vùng da hăm tã của trẻ. Đồng thời, thành phần vitamin B1, B2, vitamin C trong lá trà xanh còn giúp nuôi dưỡng da khoẻ mạnh, nâng cao cơ chế đề kháng cho da.
Cách trị hăm tã bằng lá trà xanh:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 1 nắm lá trà xanh tươi (100g)
- Nước sạch
- Khăn mềm
- 1 thìa cafe muối (5g)
- Bước 2: Rửa sạch lá trà và ngâm với nước + ½ thìa muối trong 5 – 7 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên lá.
- Bước 3: Cho lá trà và ½ thìa muối vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước. Sau đó, đợi nước ấm (35 – 38°C) thì chắt lấy nước (bỏ bã).
- Bước 4: Dùng khăn mềm thấm nước trà và rửa vùng da bị hăm hoặc pha loãng để tắm cho bé.
Lưu ý:
- Thực hiện 1 lần/ngày
- Không dùng khi da có các vết thương hở, trầy xước, sưng tấy có mủ bởi trà xanh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn những vùng da này.
5. Chữa hăm tã trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:
Lá trầu không giúp kháng viêm, diệt khuẩn ở vùng da bị hăm tã.
Lá trầu không có chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch và giảm nhanh triệu chứng hăm tã. Đồng thời, các chất vitamin C, B1… trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và phục hồi vùng da bị tổn thương do hăm tã.
Cách trị hăm tã bằng lá trầu không:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 3 – 4 lá trầu không (to bằng bàn tay)
- 1 thìa muối (5g)
- Nước ấm
- Khăn sạch
- Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Bước 3: Đun sôi lá trầu không cùng 1 lít nước sạch trong 10 phút. Đợi nước ấm (35 – 38°C) thì chắt lấy nước.
- Bước 4: Dùng khăn sạch thấm vào nước lá trầu không và chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm.
Lưu ý:
- Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày khi thay tã. Sau 4 ngày sẽ thấy vết hăm cải thiện rõ rệt.
- Không nên để khăn ngấm sũng nước lá trầu, quá nhiều nước sẽ làm ẩm vùng da hăm, tình trạng hăm khó cải thiện.
————————————————–
TÃ BỈM BABIES ORGANIC – BÉ AN TOÀN MẸ AN TÂM
Mua ngay tại : https://shp.ee/63c4ydt
Hotline: 0989.289.763 (P.K.Doanh ) – 0977.266.329 ( P.CSKH )
Website: http://babies.com.vn/
Address: Tầng 3, Dolphin Plaza, 28 Trần Bình, Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội